Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» forumforumforumforumforumforumforumforum
lịch sử: Từ Hi thái hậu I_icon_minitimeby phongtran_tk8 Tue Apr 17 2012, 06:38

» ewgds
lịch sử: Từ Hi thái hậu I_icon_minitimeby siriusblack Wed Mar 21 2012, 07:57

» Tổng hợp đề thi thử đại học 2011 môn Toán đây!
lịch sử: Từ Hi thái hậu I_icon_minitimeby 1234567 Sat Dec 31 2011, 02:33

» Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần!
lịch sử: Từ Hi thái hậu I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Fri Dec 23 2011, 02:30

» Kính mời bà con cô bác ghé đây xem bài thơ của tui
lịch sử: Từ Hi thái hậu I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Fri Dec 23 2011, 02:26

» !^^_ Lễ hội Halloween liên khối toán NBK_^^!
lịch sử: Từ Hi thái hậu I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Sat Dec 17 2011, 07:37

» невеста и стиль прически
lịch sử: Từ Hi thái hậu I_icon_minitimeby phongtran_tk8 Wed Nov 16 2011, 03:52

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 lịch sử: Từ Hi thái hậu

Go down 
Tác giảThông điệp
siriusblack
Admin
siriusblack


Tổng số bài gửi : 167
Join date : 18/08/2010

lịch sử: Từ Hi thái hậu Empty
Bài gửiTiêu đề: lịch sử: Từ Hi thái hậu   lịch sử: Từ Hi thái hậu I_icon_minitimeThu Sep 30 2010, 00:41

Thái hậu Từ Hi
lịch sử: Từ Hi thái hậu The_Imperial_Portrait_of_the_Ci-Xi_Imperial_Dowager_Empress

Thái hậu Từ Hi (1835–1908)

Thái hậu Từ Hi (1835–1908) là người nắm quyền lực thực tế của triều đình Thanh mạt trong hơn 40 năm. Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa, vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề (trọng nam khinh nữ), trong một thời gian dài.



Xuất thân

Bà xuất thân từ bộ tộc Mãn Châu Yenonala (Diệc Hách Na Lạp thị), mới đầu chỉ là một cung tần, nhờ hát hay, khéo nịnh được Hàm Phong yêu, được phong đến chức Lan Quý nhân. Năm 1856, bà sinh một trai, về sau là Hoàng đế Đồng Trị (trị vì 1861-1875), từ đó càng được sủng ái.

Nhờ trí thông minh, lại có tính cách mạnh mẽ, bà dần can thiệp vào chuyện triều chính, từ đó sinh ra hách dịch, độc tài. Tương truyền vua Hàm Phong biết trước rằng sau này bà sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết đã để lại di chúc bảo phải giết đi, nhưng viên thái giám Lý Liên Anh cho bà hay rồi hủy di chúc này, giúp đỡ bà đưa Đồng Trị lên ngôi. Lý Liên Anh từ đó thành sủng thần của Từ Hi, tham ô, làm loạn trong cung.
Làm Phụ chính lần thứ nhất

Sau khi Hoàng đế Hàm Phong qua đời, Hoàng hậu Từ An và Lan Quý nhân được triều đình tôn xưng là Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu, và quyết định để cho hai bà làm "thùy liêm thính chính" (rủ mành mành mà nghe việc nước), nghĩa là cùng Phụ chính cho Hoàng đế Đồng Trị còn nhỏ tuổi. Hai đại thần Cung Thân Vương và Văn Tường đều là người có năng lực, giúp ý kiến hai bà.

Thái hậu Từ An ít học nhưng đôn hậu, có phẩm cách. Từ Hi học khá hơn, đọc viết được chữ Hán, thông minh, lanh lợi, rất có bản lĩnh, nhưng cũng có nhiều tật: ham quyền thế, dâm dật, xa xỉ, muốn đạt mục đích đến cùng. Bà cũng có tính tình bất thường, lúc thì hiền, rộng lượng, lúc thì tàn nhẫn vô cùng. Do đó dần dần Từ Hi lấn Từ An, quyết định mọi việc. Từ An hiền hậu, nhượng bộ nhiều lần. Năm 1872, Đồng Trị 18 tuổi, hai Thái hậu dự định cưới vợ cho Đồng Trị rồi sẽ thôi thính chính nữa.

Từ An là vợ chính thức của Hàm Phong, vốn không có con, nhưng theo phong tục Trung Hoa, Đồng Trị vẫn đối đãi với bà như là mẹ cả. Đồng Trị lại không ưa mẹ đẻ mà quý Thái hậu Từ An. Do đó mà Từ Hi ghét cả Đồng Trị lẫn Từ An. Tính cách bà lại ham quyền lực, vì vậy tự ý quyết định mọi việc, lũng đoạn cả triều đình. Đồng Trị sinh chán nản, bỏ bê triều chính, thường cùng với một vài hoạn quan ban đêm trốn ra khỏi cấm thành, đi chơi phố phường, có lần về trễ, không kịp buổi triều. Hai năm sau ông chết, sử chép là do bệnh đậu, nhưng dân gian đều cho là do bệnh hoa liễu.

Do Đồng Trị không có con, Từ Hi tìm một đứa cháu trong hoàng tộc, mới bốn tuổi, em con chú của Đồng Trị, đưa lên ngôi, lấy hiệu là Quang Tự. Cũng trong thời gian này, Thái hậu Từ An đã chết một cách bí ẩn, không một người nào hay. Tương truyền bà đã bị Từ Hi đầu độc chỉ vì bắt gặp một nhà sư trong phòng ngủ của Từ Hi. Có thuyết cho rằng, vì Từ Hy biết rằng Thái Hậu Từ An có trong tay một Di Chiếu của Hàm Phong Hoàng Đế là có thể trút phế Từ Hy bất cứ lúc nào nên Từ Hy đã ra lệnh giết Từ An. Từ Hy đã bỏ thuốc độc vào thức ăn của Từ An để bà trúng độc mà chết. Cái Di Chiếu đó chỉ có Từ An và Cung Thân Vương biết.

Quang Tự còn nhỏ tuổi bị Từ Hi quản thúc chặt chẽ quá, hóa ra khiếp nhược. Kể từ khi lên ngôi vua lúc 5 tuổi, không một người nào – ngay cả mẹ nữa – được phép lại gần, trừ mỗi một người là Từ Hi. Từ Hi "luyện vua" cho tới mức sợ bà như sợ cọp, bảo gì cũng phải nghe. Lớn lên vua Quang Tự mỗi ngày phải vào vấn an bà một lần, mà vấn an thì phải quỳ, cho phép đứng dậy mới đứng.

Thái giám Lý Liên Anh, sủng thần của Từ Hi, cũng ăn hiếp Quang Tự, đối xử vô cùng tàn nhẫn. Xuất thân là kép hát, rất đẹp trai, hát rất hay, được Từ Hi sủng ái, tới mức ông nói gì, bà ta cũng nghe, ông ta tự phụ, tự coi là ngang với bà. Đình thần sợ ông như sợ bà vậy. Hoàng đế Quang Tự cũng phải nhẫn nhịn Lý nhiều lần. Sau vụ Mậu Tuất chính biến, Quang Tự bị giam trong một phòng bẩn thỉu, ăn không được no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhã tới khi chết, một phần cũng là do ý của Lý.
lịch sử: Từ Hi thái hậu 300px-The_Cixi_Imperial_Dowager_Empess_of_China_%281%29
Cuộc vận động tự cường (1862-1882)
The Cixi Imperial Dowager Empess of China (1).PNG


Trước chiến tranh nha phiến, Mãn Thanh tự hào là Thiên triều, xem thường các nước Tây phương là ngoại di. Sau khi liên quân Anh–Pháp tới Bắc Kinh, buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, nhà Thanh mới chịu nhận rằng bọn ngoại di đó mạnh hơn mình nhiều, và muốn chống cự với họ thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ. Vài người Mãn như Cung Thân Vương, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tôn Đường. Họ đồng ý với nhau rằng "muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới". Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.

Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương tiếp xúc với Ung Wing, một sinh viên nghèo ở Ma Cao và là du học sinh đầu tiên ở Mỹ, do một hội truyền giáo trợ cấp, năm 1854 đậu bằng cấp Đại học Yale. Tăng Quốc Phiên phái Ung Wing qua Mỹ mua máy. Ông này thuyết phục Tăng Quốc Phiên gởi 120 thanh niên đi du học. Một số lớn qua Mỹ, ba chục người sang Anh, ba chục qua Pháp, một số nhỏ qua Đức.

Phong trào tự cường tiến chậm, chủ yếu là nhắm vào quốc phòng mà thôi, chưa phải là một cuộc cải cách lớn. Nhưng nhóm thủ cựu nổi lên phản đối, cho Lý Hồng Chương là Hán gian, theo Tây phương, làm cho Trung Quốc hóa ra di địch. Họ họp thành một phe không bao giờ bàn tới học thuật Tây phương, tự cho mình là thanh cao. Dân chúng thì đại đa số vẫn cày cấy để kiếm cơm ăn, việc nước không hề biết tới. Có một người sáng suốt là Wong Tao học giỏi chữ Hán, ngoài hai chục tuổi, trong khoảng từ 1840 đến 1860 giúp việc cho nhà in của một hội truyền giáo Anh ở Thượng Hải. Bị nghi ngờ là tiếp xúc với Thái Bình Thiên quốc, ông phải trốn qua cử nhân, giúp dịch Tứ Thư và Ngũ Kinh rồi qua ở Scotland hai năm.

Khi trở về Hồng Kông, Wong Tao xuât bản một nhật báo riêng, sau hợp tác với một tờ báo của người Anh ở Thượng Hải nữa (1872). Ông cảnh cáo nhà cầm quyền rằng công cuộc tự cường không có kết quả được vì chỉ trị ngọn chứ không trị gốc. Phải thay đổi cả chế độ mới được. Nhưng triều đình Thanh thì vẫn không chấp nhận.
Chính biến Mậu Tuất (1898)

Sau vụ Trung Nhật chiến tranh, thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua, người Trung Hoa nhận ra rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả, vũ khí không đủ để cứu nước, phải cải cách từ gốc, thay đổi chế độ, như Wang Tao đã cảnh cáo thì mới được. Họ cổ vũ canh tân chính trị, tổ chức lại điều đình, giảm phung phí trong xã hội, bỏ hệ thống khoa cử cũ, tuyển nhân tài theo cách mới... Do đó mà có cuộc vận động duy tân (đổi mới) khắp trong nước.

Hai người đề xướng là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đưa ra khẩu hiệu là "toàn biến, tốc biến" (thay đổi triệt để và mau). Lương Khải Siêu làm đại biểu cho một nhóm 190 cử nhân Quảng Đông lên kinh thi, dâng thư lên triều đình bàn về thời cuộc. Khang Hữu Vi cùng nhóm 3.000 cử nhân khác dâng thư xin biến pháp. Rồi hai nhóm họp làm một. Kể từ thế kỷ 12 đời Nam Tống (trên bảy thế kỷ), bây giờ mới lại thấy một phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện lên vua. Lần này, thỉnh nguyện của nhóm Khang, Lương không được chấp nhận.

Năm 1896, Khang Hữu Vi lần nữa dâng thư xin biến pháp. Lần này ông đạt được đến Quang Tự nhờ một vị đại thần, thầy học cũ của Quang Tự.

Quang Tự lúc này đã thực sự cầm quyền (từ năm 1889); Thái hậu Từ Hi lui về nghỉ ở Di Hòa viên, dĩ nhiên vẫn theo dõi hành động của ông. Ông tuy e sợ "Phật bà" – Từ Hi – nhưng sáng suốt, nhiệt tâm muốn cứu Trung Quốc, cho mời Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lên kinh bàn việc nước. Ông tiếp Khang, Lương suốt một buổi, phong cho họ chức tước để cùng mưu việc biến pháp.

Đề nghị nào họ đưa ra Quang Tự cũng chấp nhận hết: cải cách việc triều đình cho mới mẻ, bỏ lối văn bát cổ trong các khoa thi mà lấy môn luận về thời vụ thay vào, lập học hiệu, khuyến khích kẻ viết sách mới và kẻ chế khí cụ mới, bỏ những nha thự ít việc, luyện tập quân đội theo lối mới, trù lập ngân hàng, làm đường xe lửa, khai mỏ, mở nông và công nghiệp, lập hội buôn, mỏ rộng đường ngôn luận, cầu nhân tài... Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Đúng là "toàn biến" và "tốc biến".

Khang Hữu Vi biết rằng nhóm cựu thần tất phản đối, nên khuyên vua đừng vội bỏ hết các nha môn, mà giữ họ lại, phong đất cho họ để không mất lộc. Nhưng vị "Phật bà" ở Di Hòa Viên hay biết, có ác cảm với biến pháp. Bà bổ nhiệm một người cùng phe bà là Vinh Lộc, tổng đốc Trực Lệ, chỉ huy quân đội ở thủ đô để củng cố thế lực của bà. Vua Quang Tự cương quyết, bảo: "Không cho ra biến pháp thì giết ta còn hơn".

Đàm Tự Đồng thấy Từ Hi cản trở công cuộc đổi mới, khuyên Quang Tự đoạt lại chính quyền. Quang Tự nghe lời, triệu Viên Thế Khải, (học trò của Lý Hồng Chương trong việc đào tạo quân đội) lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân tâm phúc, về Bắc Kinh bàn việc, có ý dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên.

Chẳng may việc đó bị tiết lộ (chính Viên phản vua, vì thấy Từ Hi còn mạnh). Từ Hi hay được, vội vàng từ Di Hòa Viên trở về Bắc Kinh, họp Quang Tự và các đại thần lại, bắt Quang Tự quỳ một bên, các đại thần quỳ một bên, trừng mắt, lớn tiếng mắng Quang Tự một cách tàn nhẫn: "Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tiên, mày sao dám tự ý làm bậy? Các quan đây đều do tao tuyển dụng trong nhiều năm để họ giúp mày, mày sao dám tự ý không dùng người ta?..." Rồi bà quay sang phía các đại thần mắng là bất lực, không tận tâm với quốc sự...

lịch sử: Từ Hi thái hậu 300px-The_Portrait_of_the_Qing_Dynasty_Cixi_Imperial_Dowager_Empress_of_China_in_the_1900s
Làm Phụ chính lần thứ hai
The Portrait of the Qing Dynasty Cixi Imperial Dowager Empress of China in the 1900s.PNG

Sau cùng, năm 1889, Từ Hi tuyên bố rằng Quang Tự đau, bà phải thính chính trở lại, và đem giam Quang Tự ở Doanh Đài, trong hồ Tây Uyển. Vậy là cuộc biến pháp thành cuộc chính biến.

Bà ban lệnh cấm dân dâng thư, phế bỏ cục Quan Báo, đình chỉ việc lập học hiệu trung, tiểu ở các tỉnh, các huyện; dùng lại lối văn tám vế để lựa kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế; bỏ các tổng cục nông công, thương, cấm báo quản, truy nã chủ bút, cấm hội họp, dùng lại các vũ khí cung đao...; tóm lại là chỉ trong một hai tuần toàn hủy, tốc hủy các canh tân của Quang Tự. Sử gọi vụ đó là "Chính biến Mậu Tuất" (1898); cũng gọi là vụ "Duy tân 100 ngày".

Khang Hữu Vi hay tin trước, bỏ trốn. Lương Khải Siêu, sau khi việc xảy ra, mới trốn qua Nhật. Đàm Tự Đồng không chịu trốn, muốn lấy máu mình nuôi cách mạng, nên bị giết với năm người nữa: Khang Quảng Nhân, (em Khang Hữu Vi) Lưu Quang Đệ, Lâm Húc, Dương Nhuệ, Dương Thâm Tú.

Khang Hữu Vi ở Nhật lập đảng Bảo hoàng mong lật đổ Từ Hi, phò trợ Quang Tự lên cầm quyền; Lương Khai Siêu xuất bản tờ báo Thanh Nghị mạt sát Từ Hi.

Từ Hi xin Anh, Nhật giao Khang Hữu Vi và Lương Khai Siêu cho bà, nhưng họ không nghe, còn bảo vệ cho hai người mà họ coi là phạm nhân chính trị. Từ Hi còn muốn bắt Quang Tự thoái vị để đưa một người khác lên, sai người cho dò ý công sứ các nước, họ đều phản đối. Hoa kiều ở hải ngoại đánh điện về ủng hộ Quang Tự, Từ Hi càng ghét ngoại nhân đã mớm cho Trung Hoa những ý tưởng phản động: hiến pháp, dân chủ...

Thái giám Liên Anh rất ghét nhóm Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu mà Quang Tự trông cậy để đổi mới Trung Quốc. Cũng chính Lý Liên Anh khuyên Từ Hi dùng quyền phỉ để diệt người da trắng, do đó mà [cần dẫn nguồn] liên quân tám nước (Bát Quốc Liên Quân) vào phá Bắc Kinh. Chính vì sự tấn công này mà triều đình nhà Thanh phải ký hòa ước Tân Sửu nhục nhã với liệt cường năm 1901.
Dự bị lập hiến (1902-1908)

Sau hòa ước nhục nhã Tân Sửu (1901), Từ Hi bị dân chúng vạch tội, muốn mua chuộc lại lòng dân, mới chỉnh sửa đổi chính sách, bao nhiêu sắc lệnh biến pháp của Quang Tự mà năm 1898, bà hủy bỏ thì bây giờ thực hiện hết, lại lập nhiều cơ quan mới như hội nghị chính vụ xứ, thượng bộ, học bộ, luyện tân quân, chấn hưng công, thương.

Khanh Hữu Vi ghét Từ Hi nhưng vẫn chưa oán người Thanh, lập Đảng Bảo hoàng, hy vọng nơi Quang Tự, nhưng tư tưởng ông hơi thay đổi, đòi quân chủ lập hiến; Lương Khải Siêu cũng hậu thuẫn ông.

Năm 1905, dân Trung Hoa thấy Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến mà mạnh, thắng được Nga theo chế độ quân chủ chuyên chế, nên càng tin ở chế độ lập hiến, và đòi Thanh đình phải lập hiến, chứ chỉ sửa đổi chính sách (Thanh đình gọi là Tân Chính: Chính sách mới) chỉ duy tân thì không đủ. Ngay một số đại thần Hán trung với Thanh như Trương Chi Động, Viên Thế Khải cũng chủ trương lập hiến. Phong trào lập hiến sôi nổi trong nước.

Từ Hi bất đắc dĩ phải phái năm đại thần đi Nhật, Anh, Đức để khảo sát chế độ lập hiến của ba quốc gia đó.

Năm sau, họ trở về đều chủ trương lập hiến. Từ Hi xuống dụ: "Trước hết cải cách quan chế rồi đến chính trị, khiến sĩ dân hiểu rõ quốc chính để dự bị cơ sở cho việc lập hiến, vài năm sau, xét lại tình hình, xem tiến bộ mau chóng mà định kỳ hạn xa gần."

Rồi triều đình sửa đổi quan chế: đặt ra Tư chính viện ở kinh sư, Tư nghị cuộc ở các tỉnh để làm cơ sở cho Quốc hội và Tỉnh nghị hội, lập thẩm kê viện, thẩm phán sảnh, ban bố Hình luật mới..., nhưng một số biện pháp không thực hành được, có danh mà không thực.

Triều đình lại hạ chiếu lập một nội các mới bề ngoài có vẻ tiến bộ mà sự thực chỉ là để phá nguyên tắc Mãn và Hán ngang nhau, vì trong số 12 thượng thư chỉ có 4 người Hán, 1 người Mãn, 2 thị lang Mãn, 2 thị lang Hán), còn 8 người kia là Mãn, mà 5 người là hoàng tộc; vì vậy người Trung Hoa gọi nội các đó là nội các hoàng tộc.

Sau cùng, năm 1908, triều đình ban bố Hiến pháp đại cương gồm 15 điều mà điều số 1 là: Hoàng đế Đại Thanh thống trị Đế quốc Đại Thanh, nối tiếp nhau tới vạn đời, và điều số 2 là: Hoàng đế tôn nghiêm như thần, thánh, bất khả xâm phạm. Nội dung là quyền vua rất lớn, quyền dân rất ít, nghị viện chỉ là một cơ quan tư vấn. Họ dự bị 9 năm sau mới hoàn thành hiến pháp. Có ý kiến nghi ngờ thực tâm muốn lập hiến theo đường lối dân chủ.

Trong năm đó, sau khi ban bố Hiến pháp đại cương thì Quang Tự chết trước rồi Từ Hi chết sau, chỉ cách nhau có mấy giờ. Dân chúng ngờ rằng Từ Hi biết mình sắp chết, không muốn cho Quang Tự sống nên đầu độc Quang Tự.
Nhận định

Có nhiều nhận định khác nhau về Thái hậu Từ Hi.

Nói chung, Thái hậu Từ Hi là con người có nhiều tham vọng, quyết đoán và độc tài, nhưng biết dùng cận thần có năng lực để tham mưu cho bà. Bà cũng biết tin dùng người Hán, muốn khuyến khích công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, chỉ vì ít học nên không tiến kịp thời đại. So với Thiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản và Pyotr I của Nga, Từ Hi thái hậu ích kỷ hơn vì nghĩ đến quyền lợi riêng nhiều hơn, chẳng hạn lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu châu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng cho bà lúc về già.

So với những thái hậu từng nắm thực quyền ở Trung Hoa như Lã hậu và Võ Tắc Thiên, Từ Hy có điểm giống ở chỗ thao túng các hoàng đế, có cách cư xử tàn nhẫn. Nhưng thời đại của Từ Hy so với trước bất lợi hơn. Võ Tắc Thiên ở vào thời Trung Hoa hưng thịnh, bên ngoài mở mang bờ cõi. Trong khi đó hoàn cảnh đối ngoại của Từ Hy có điểm giống Lã Hậu. Lã Hậu bên ngoài bị Hung Nô uy hiếp, cũng như Trung Hoa của Từ Hy bị các đế quốc phương Tây xâu xé. Bởi thế có tài liệu của Trung Quốc buộc tội bà "Cắt đất cầu hoà, thờ giặc như cha". Chuyện phòng the của bà cũng như của Lã Hậu và Vũ Tắc Thiên, nếu bỏ qua sự khắt khe của lễ giáo đạo phong kiến thì có thể coi là vấn đề không lớn.

Có ý kiến từ châu Âu liệt Từ Hi vào hạng Đại Nữ Hoàng đế Ekaterina II của Nga, có tài cai trị. Ý kiến phản bác cho rằng lời khen đó có phần quá đáng. Bà tin bọn Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương thật, nhưng chỉ cho họ nắm quân đội, tài chính và việc cai trị ở các tỉnh thôi, mà triều đình vẫn hủ bại, hậu quả là "ngoài nặng trong nhẹ", quyền cai trị ở ngoài các tỉnh lần lần qua tay người Hán, họ mạnh lên; còn quyền thống trị của người Mãn ở trong triều đình nhẹ lần, khiến cho Mãn Thanh dễ bị diệt vong.


SCANDAL CỦA THÁI HẬU TỪ HI:

BỬA TIỆC KỲ LẠ CỦA TỪ HI THÁI HẬU

Trước sức mạnh quân sự hùng hậu của 8 nước phương Tây cùng liên minh đánh Trung Quốc, Từ Hy Tây Thái Hậu nhà Thanh (Trung Quốc) tự hiểu rằng con đường tốt nhất là dùng ngoại giao để giải quyết. Thái thú Lý Hồng Chương được giao sứ mạng gặp gỡ các sứ thần Tây phương. Mở đầu cho mối giao hảo này, một yến tiệc linh đình nhất đời nhà Thanh được tổ chức vào Tết Nguyên Đán năm 1874 có mời sứ thần nước ngoài tham dự tại Duy An Cung. Thực khách gồm 400 người, thực đơn có 140 món, khai tiệc đúng 12 giờ đêm giao thừa năm 1874, kéo dài đến giờ Tý đêm mồng 7 Tết, chi phí 98 triệu hoa viên Trung Quốc, tương đương 374 ngàn lượng vàng, được chuẩn bị trước 11 tháng 6 ngày, cần đến 1750 người phục dịch. Ngay từ rằm tháng 2 năm Quý Dậu (1873), mỗi tỉnh Trung Quốc được lệnh cử 10 đầu bếp xuất sắc nhất về kinh đô hội ý thảo thực đơn. Sau gần hai tháng hội ý, các đầu bếp đã thống nhất một thực đơn gồm 140 món, trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt (sẽ nói đến ở phần 2). Trong 7 ngày đêm yến tiệc ấy, mỗi ngày chỉ dùng 1 món.

BỮA TIỆC LỊCH SỬ

Quan khách nhận được thiệp mời ngay từ 23 tháng Chạp năm 1873, gồm 212 vị trong phái đoàn bát quốc liên minh nước ngoài cùng 188 công thần được tuyển chọn của triều Thanh. Đêm 30 Tết, tất cả tề tựu tại Duy An Cung, cùng lúc ấy, Thái Hậu Từ Hay dự lễ Trừ tịch ở Tôn Long Miếu. Sau 3 hồi chiêng trống long phụng vang lên, là hồi khánh ngọc báo tin Thái Hậu xuất cung. Quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về long kiệu - nơi Tây Thái Hậu ngự - do 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng. Lý Hồng Chương khom mình tới vén rèm long kiệu. Thái Hậu Từ Hy khẽ lách mình ra, gật chào quan khách. Thái Hậu rực rỡ trong chiếc áo bào đỏ, có thêu rồng vàng uốnc khúc, đầu đội mũ bình thiên, đến chỗ ngồi, phẩy nhẹ phất trần mời quan khách an toạ. 3 hồi chiêng trống vang lên, thay mặt triều đình nhà Thanh, thái thú Lý Hồng Chương phát biểu ý kiến về ý nghĩa buổi tiệc nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa nhà thành với các nước phương Tây. Thay mặt 8 nước, sứ thần nước Anh đáp từ. 3 tiếng ngọc khánh báo hiệu đại yến bắt đầu. Quan khách ngồi cách nhau khoảng thước tây. Sau lưng mỗi người có 2 nô tỳ nam và nữ phục dịch. Món ăn thứ nhất được dọn lên.

Cứ ăn hết một món, nhạc lại tấu lên một bản. Dùng đúng 5 món, thực khách được uống một chén rượu thuốc nước có tác dụng tiêu thực. Rượu đãi khách cũng là rượi đại bổ. Nhà bếp dọn lên mỗi ngày 20 món, trong đó có một món đặc biệt nhất như đã nói trên. Cứ mỗi lần dùng một món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng tay xướng tên món ăn.

BẢY MÓN ĂN ĐẶC BIỆT TRONG BỮA TIỆC CỦA TỪ HY THÁI HẬU

Cỏ Phương Chi

Cỏ Phương Chi mọc trên đá, mở ngọn núi Thái Hàng. Cỏ này chỉ vào những năm nhuận mới mọc, mọc một lần trong năm ấy, vào ngày Trung thu, sống rất ngắn ngày (khoảng từ 1 tháng đến tháng rưỡi), gặp phải ngọn gió bắc đầu mùa là khô héo liền. Muốn lấy cỏ, trước đó một ngày phải dắt lên núi một con ngựa đực trắng tuyền. Mặt trời vừa mọc, dẫn ngựa tới phiến đá có cỏ, đợi ngựa ăn xong, chém ngựa chết ngay, sau đó, mổ bụng lấy dạ dày đem về chế thuốc, phơi khô. Tương truyền, cỏ này mát, trừ bách bệnh. Trong bữa tiệc đãi khách, cỏ Phương Chi được nấu với Long Tu, người ăn vào sẽ sảng khoái tinh thần, suốt cả tháng không thấy mệt mỏi.

Chuột Bao Tử

Chuột đồng được bắt về nuôi cho ăn toàn gạo trộn trứng gà và các vị thuốc bổ, uống nước sâm và lê ép. Mỗi ngày chuột được tắm rửa 2 lần bằng nước trầm thơm và dầu hương liệu hảo hạng. Món chuột bao tử lấy từ lứa con, cháu của các con chuột trên. Đầu bếp rất khéo, bọc chuộc bên ngoài bằng lớp bột như bánh bao, khi người ăn đưa bánh lên miệng sẽ nghe được tiếng kêu của chuột còn sống bên trong. Món này bổ tì, vị, bổ mắt. Trong bữa ăn, sứ thần Bồ Đào Nha đành khiếm lễ từ chối món này khi thấy đuôi chuột ngọ nguậy trong miệng sứ thần các nước bạn.

Tinh Tượng

Nhà bếp lựa chọn những tai yến to, tốt tại bờ biển phía Nam, nấu với nước nhân sâm và đường Cao Ly. Sau đó nhồi bột phấn Kiết Châu với nước lê Vân Nam, nấu khô lại, nặn thành từng hình voi nhỏ, bỏ vào lò nung chín, cứng đặc lại. Người ta khoé trên lưng các con voi ấy một lỗ nhỏ cho vừa một bong bóng cá đã ngâm thuốc bắc phơi khô nhét vào được. Tượng tinh (khí voi) được bỏ vào bong bóng cá này, đem đi hấp. Trong bữa tiệc, quan khách lấy kim vàng chọc thủng rồi cho chất ấy chảy vào chén bạc mà uống. Món này bổ lục phủ ngũ tạng, trị dứt các chứng nhức mỏi.

Trứng Công

Công làm nem đã là món quý, món trứng chim công lại càng quý hơn vì khó lấy được trứng công (khó gần ổ trứng vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng, nhiều khi công phá vỡ ổ trứng, không cho người lấy). Muốn đãi khách món này, cần 100 con khỉ được huấn luyện để trộm trứng công. Kết quả thu được 500 trứng đãi khách, nhưng khỉ chết mất một phần ba.

Óc Khỉ

Gần núi Thiên Hoa ở Sơn Đông có rừng lê được gọi là Lê Ngọc Căn, trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất, ho kinh niên. Rừng lê này bị một bầy khỉ ở đó chén sạch, vì vậy thịt khỉ ở đây thơm, ngon, đại bổ, ăn vào trị được bệnh bán thân bất toại. Tương truyền óc khỉ này lại bổ hơn cả. Số khỉ Thiên Hoa Sơn đem đãi khách là 80 con, toàn loại choai choai, chưa thay lông, cứ 5 người ăn một bộ óc khỉ. 80 con khỉ này được tẩm bổ hàng ngày. Trước giờ đãi khách, mỗi con khỉ trên được đặt vào một lồng nhỏ - trông giống như cái trống con - có thể mở, khép dễ dàng, một đầu khoét lỗ vừa đủ cho đầu khỉ ló lên được; lồng có gông đặc biệt để khỉ không nhúc nhích được. Khi ăn, người phục dịch cầm chiếc chày ngà giáng xuống đầu khỉ, cái đập này đã được luyện tập, đủ khiến con khỉ chết ngay, không kịp kêu lên một tiếng. Sau đó, rưới nước sâm nóng lên đầu khỉ để óc tái đi một chút. Quan khách sẽ dùng muỗng bạc múc óc khỉ ra ăn.

Heo Sữa Phúc Châu

Vùng Phúc Châu (Trung Quốc) có giống heo quý, thịt thơm, ngon, chuyên ăn một loại củ (giống như củ Hoành Tinh) mọc ở đồi Châu Tịch Xương. Bữa tiệc đãi khách gồm 100 con heo sữa, là giống heo 2 tháng của giống heo Phúc Châu này. Những con heo đó được đập chết (không chọc tiết, làm lông), thui qua một lượt cho chóng hết lớp lông. Xong, mổ bụng bỏ hết ruột gan rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong 3 ngày, đem chưng cách thủy. Lúc ấy thịt heo vô cùng thơm ngon, xương rất mềm.

Sơn Dương Trùng

Được lệnh của Tây Thái Hậu, các thợ săn Hồ Bắc - sau gần một tháng lặn lội rừng sâu núi thẳm - bắt được 6 con dê núi đang có chửa tại một cánh rừng vùng Thiên Tân. Đàn dê này được chăm sóc cẩn thận, hàng ngày ăn toàn cỏ Vân Nam và Quảng Tây tải về. Đây là cỏ "Đông trùng hạ thảo", loại cỏ quý, là vị thuốc bổ can thận (cỏ này mùa hạ mịn màng, đến mùa đông, từ ngọn cỏ xuất hiện một loại sâu như sâu dâu, ăn rất bổ). Ăn cỏ quý này, lại ăn thêm các lá cây thuốc bổ khác, 6 con dê núi ngày càng mập mạp, đẻ ra lứa con cũng mạnh khoẻ, to lớn hơn so với đồng loại. Dê con này vừa đúng 2 tháng tuổi, được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp làm lông, moi ruột. Sau đó, chúng được ngâm vào thùng gỗ to đựng nước gừng và rượu quý. Sau ngày thứ 2, dê được vớt ra bỏ vào bể bằng sứ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. Tiếp 2 ngày ngâm nữa, người ta lấy hoa sen trắng (đã được tách nhánh hoa và ghim kim vàng xuyên từ hương sen đến cuống hoa) cắm đầy mình dê. Để vậy, ngâm đến ngày thứ 10 (đúng hôm mông 7 tiệc tàn), xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen. Nhà bếp nhặt lấy trùng sơn dương này chế biến thành món ăn, có tác dụng bổ, khoẻ, trị các bệnh lao phổi, tê bại, bán thân bất toại.

Thật là những sáng kiến ăn uống rất kinh dị co phải không các bạn???

Từ Hy Thái hậu, hoang dâm, độc ác và… tài sắc

Thật khó có thể đếm hết các cuốn sách viết về các nữ nhân Trung Quốc, cũng khó có thể thống kê hết các sách viết về Từ Hy Thái hậu (Na Nạp Thị)- người đàn bà tài sắc, chuyên quyền, hoang dâm, độc ác. Bà cùng với Võ Tắc Thiên trở thành hai nữ nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Cuộc đời của Từ Hy Thái hậu gắn liền với triều đại Mãn Thanh- triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa đang trong giai đọan suy tàn và khủng hoảng tột độ. Từ một mỹ nữ trong dân dã được chọn vào cung làm quý nhân, rồi từ địa vị quý phi nhảy lên ngôi thái hậu, thâu tóm quyền lực, gây bao tội ác.

Từ Hy Thái hậu là mẹ của hoàng đế Đồng Trị, dì (thực chất cũng là mẹ) của hoàng đế Quang Tự, thực hiện cái gọi là “buông rèm nghe chính sự” trong suốt 48 năm - 48 năm tai ương, khủng khiếp nhất của lịch sử chế độ phong kiến Trung Hoa.

Rượu bát trân làm vua Hàm Phong say đắm

Các sách đều chép về việc người con gái Mãn Châu, họ Na Nạp thị, tên tự Ngọc Lan, 16 tuổi được tuyển vào cung, nhanh chóng vượt qua mấy trăm cung nữ, sớm được nhìn thấy mặt “rồng”, nhận trọng trách sinh quý tử nối dõi ngai vàng.

Theo thông lệ từ đời Hán, tất cả con gái từ 13 đến 16 tuổi chưa chồng, tính cách dịu dàng, đoan trang, hiếu lễ nghĩa, có tài, có sắc đều phải dự tuyển để chọn vào cung. Nhà nào có con gái đẹp mà giấu không dự tuyển sẽ bị trừng phạt nặng.

Ngọc Lan được tuyển vào cung khi triều đình Mãn Thanh đã lún sâu vào khủng hoảng, thối nát, vua quan ăn chơi sa đọa, xao lãng việc triều chính. Hoàng đế Hàm Phong lúc đó mới 20 tuổi, đã lập hoàng hậu và có tới ba ngàn cung nữ.

Nhưng từng ấy cũng chưa đủ để nhà vua vừa ý nên mới có chuyện hoàng đế giao du với cả gái điếm (do một cận thần dạy học cho thái tử đem vào cung), để đến nỗi mắc bệnh hoa liễu. Những người phụ nữ được ân ái với hoàng đế đều không thể sinh con, hoặc nếu có sinh được thì hài nhi cũng không sống nổi trăm ngày.

Đó chính là bi kịch của hoàng đế và cũng là bi kịch của đất nước. Vì vậy, mục đích của cuộc tuyển cung nữ lần này là chọn được người có khả năng sinh thái tử.

Sách “Tình sử Từ Hy Thái hậu” của Đàm Lâm viết rằng: Do giao du với gái điếm, vua Hàm Phong mắc bệnh hoa liễu, toàn thân mọc mụn, nhưng quan ngự y chỉ dám nói vua mắc bệnh ghẻ lở.

Tuy vậy, khi Ngọc Lan được tuyển vào cung, nhà vua cũng được ngự y dâng rượu mới: Rượu xuân bát trân. Rượu bát trân gồm nhân sâm, câu kỷ, ngũ vị tử, hoàng kỳ, kim hoa xã, tắc kè, chân gấu, nhung hươu, ngâm trong tiết hươu.

Chính nhờ loại rượu này đã làm vua Hàm Phong mê đắm Ngọc Lan ngay từ lần đầu thấy mặt và hết mực sủng ái nàng. Trong mắt nhà vua trẻ tuổi này, Ngọc Lan là người tài sắc vẹn toàn. “Ngũ quan của nàng không một chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng.

Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ...

Hai bím tóc đen lánh, vầng trán trắng ngần, mắt như sóng thu, môi hồng như hoa anh đào, hai má như hoa phù dung...”. Vì vậy, lần đầu gặp tại phật điện trong cung, hoàng đế đã thực sự bị Lan Nhi bắt mất hồn, và hai người đã thực sự hòa quyện. Ngọc Lan đã thỏa nguyện ước bấy lâu: được thấy mặt rồng và có cơ hội thực hiện những kế hoạch của riêng mình.

Bất chấp luân thường với mộng ước tiếm ngôi

Ngay từ lần đầu được vua ban ân và sủng ái, Ngọc Lan đã đặt ngay kế hoạch chiếm đọat quyền lực trong cung. Nàng đã lợi dụng hoàng đế ban cho mình địa vị và quyền uy ngay trong các cuộc “mây mưa”. Lần đầu ân ái, nhà vua cao hứng phong cho nàng là quý nhân, lần thứ hai là quý phi, lần tiếp theo là Quý phi...

Nhiều sách chép rằng, chính trong lần thứ hai ân ái với người đẹp, vua đã ban: “Ngày hai tháng bảy mùa hạ năm Nhâm Tý, vua phong Diệp Hách Na La thị Ngọc Lan làm Lan quý nhân. Rồi lấy con triện luôn đem theo bên mình đóng lên dòng chữ vừa viết: “Dưỡng Tâm trai ngự bút chí bảo giám”.

Rồi cũng theo lời thỉnh cầu của nàng, nhà vua lập tức đưa nàng vào cung. Đối với vua Hàm Phong, Lan Nhi như một món quà lạ. Đã chán ngấy các cung tần được trang điểm kỹ lưỡng, vàng bạc châu báu khoác đầy người, người con gái khỏe mạnh chốn dân dã, lại có khiếu thi ca đã chiếm lĩnh vị trí tối cao trong trái tim của hoàng thượng trong nhiều năm.

Khi đạt được một số nấc thang danh vọng, gánh nặng của hoàng tộc đặt lên vai Lan Nhi là phải sinh quý tử nối ngôi. Và Lan Nhi đã làm được điều ấy. Tuy nhiên, sự thực về chuyện này đã được chép trong “Tình sử Từ Hy Thái hậu” như sau: trước khi vào cung, Lan Nhi đã yêu một người và nặng lòng với người ấy.

Khi được làm quý phi, Lan Nhi đã bố trí cho người này vào cung gặp mặt và 2 người đã chìm đắm trong hoan thú, rồi thề với nhau rằng, nếu sinh con trai sẽ đặt tên là Đồng Trị”.

Trong dã sử còn truyền rằng, ngoài Đồng Trị, Từ Hy còn là người sinh ra Quang Tự, người kế tiếp Đồng trị ngồi vào ngai vàng của triều Mãn Thanh sau khi Đồng Trị đoản thọ. Sách “20 nữ nhân Trung Quốc” chép rằng: ‘Tây thái Hậu rất thích một món ăn do “Kim hoa phạm diếm” cung cấp.

Quán này có một người làm công trẻ tuổi, đẹp trai họ Sử. Sử làm quen với Lý Liên Anh (một đại thái giám thân cận của Từ Hy Thái hậu) và được Lý bí mật dẫn vào nội cung chơi.

Có lần Sử theo Lý Liên Anh tới cửa Cảnh Hòa thì gặp Tây Thái hậu. Thấy người đàn ông đẹp, cường tráng bà ta liền cho giữ gã họ Sở ở lại cung để hầu hạ. ít lâu sau bà sinh ra một đứa con trai giống Sử như đúc.

Đứa bé lập tức được chuyển tới nhà Thuần Vương để nuôi nấng (vợ của Thuần Vương là em gái của Tây Thái hậu). Còn bố của đứa trẻ, người đàn ông họ Sử thì bị bí mật thủ tiêu ngay sau khi đứa trẻ mới chào đời”.

Vốn là người đàn bà ham mê nhục dục, góa bụa khi tuổi còn rất trẻ, lại sẵn có nhiều quyền lực trong tay, Từ Hy không cần giấu giếm chuyện chung đụng với đàn ông, không kể tới dạnh phận sang hèn, chỉ cần được “no say” nỗi khát thèm về thể xác.

Ngay khi vua Hàm Phong còn sống, Ngọc Lan đã lén lút đi lại với người tình thuở còn ở quê hương rồi có con với người đó, lại bày đặt màn kịch hết sức khéo léo để vua Hàm Phong lầm tưởng con mình.

Rồi khi Hàm Phong chết, bà ta đã không ngần ngại giao du với đủ loại người, từ quan thái giám trong cung, đến đầu bếp, kép hát.... Nhưng ghê tởm nhất là chuyện bà có quan hệ gần gũi quá mức với hai đại thái giám trong cung : An Đức Hải và Lý Liên Anh.

Nói chung phần lớn bọn quan hoạn trong cung nhà Thanh cũng thích “chung đụng” với phụ nữ một cách bệnh hoạn. Tuy đã “khứ thể” (cắt mất của quý) nhưng bọn này vẫn ngấm ngầm lấy vợ hoặc lén lút làm tình với các cung nữ của nhà vua.

Chúng tìm cách thỏa mãn dục vọng bằng cách thức quái đản, dày vò thân xác người đàn bà bằng tay và bằng lưỡi. Nhiều người không chịu nổi sự nhục nhã đã tìm đến cái chết... Hầu hết những cung nữ gắn bó với quan giám thường có số phận thê thảm. Và điều đặc biệt là nhiều quan giám triều Thanh cũng bị mắc bệnh hoa liễu như bề trên của chúng,

Từ Hy Thái hậu- nữ hoàng không ngai gây nhiều tội ác nhất trong lịch sử triều Mãn Thanh

Sau khi vua Hàm Phong chết, Đồng Trị lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, bà ta đã buông rèm nhiếp chính suốt 48 năm ròng. Bà đã không ngại ngần bày ra nhiều quỷ kế nhằm tiêu diệt những người không cùng phe cánh. Không ít người đã chết thảm bởi tay Từ Hy Thái hậu. Rất nhiều sách chép rằng chính Từ Hy Thái hậu là người đã ép vua Quang Tự cùng ái phi là Trân Phi đến chỗ chết.

Có chuyện, một lần chơi cờ, một viên thái giám lỡ lời “Nô tỳ giết con mã của lão phật gia rồi”, Từ Hy liền nổi giận mà truyền: “Ta sẽ giết chết cả nhà nhà ngươi”. Và ngay sau đó ra lệnh đánh viên thái giám đó cho đến chết.

Song tội ác lớn nhất của Từ Hy Thái hậu là đã làm mất chủ quyền dân tộc, làm cho Trung Quốc trở thành xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến. Trong suốt 48 năm Từ Hy Thái hậu thâu tóm quyền lực trong tay, triều đình nhà Thanh đã ký với các nước đế quốc một số điều ước, hiệp ước ghi nhận sự mất chủ quyền dân tộc của Trung Quốc.

Lần lượt triều đình đã ký các hòa ước với Nga, Anh, Pháp, Nhật, Đức, ý, áo... Điển hình là Điều ước Mã quan ký với Nhật Bản, Điều ước Tân Sửu ký với liên quân 8 nước đế quốc. Các điều ước này thừa nhận Trung Quốc phải cắt đất và bồi thường chiến phí rất nặng.

Riêng điều ước Mã quan, Trung Quốc mất Đài Loan, Liêu Đông, Bành Hồ, chiến phí hai vạn lạng bạc (bằng thu nhập của triều đình Mãn Thanh trong ba năm). Từ Hy Thái hậu cũng là người đã bóp chết biến pháp của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, 1 biến pháp có khả năng đưa Trung Quốc thoát khỏi nguy cơ rơi vào vòng lệ thuộc của các nước đế quốc phương Tây.

Trong sách 20 nữ nhân Trung Quốc tổng kết cuộc đời bà hoàng hậu không ngai này bằng mấy dòng sau: “Từ sau chính biến Tân Dậu đoạt lấy chính quyền, 2 lần buông rèm nghe chính sự, một lần giáo huấn chính sự, lập qua ba hoàng đế nhỏ (hoàng đế Đồng Trị, hoàng đế Quang Tự, hoàng đế Phổ Nghi- ba vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa), thao túng chính quyền đời Thanh gần nửa thế kỷ.

Trong thời gian bà nắm quyền, đối nội chuyên chế, tàn bạo, đối ngoại khuất phục, bán nước, khiến dân tộc Trung Hoa nhiều lần nguy vong bờ cõi và bà trở thành người có tội lớn với dân tộc”...


Trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa có một câu chuyện nổi tiếng liên quan tới Từ Hi Thái Hậu. Câu chuyện đó cũng giải thích nguồn gốc tên gọi “Lão Phật gia” của Từ Hi.

Từ Hi thái hậu vốn làm một người thông minh, tài trí. Một hôm, bà ta ra chiếu chỉ:

- Ta có một tờ giấy Tuyên Thành dài 5 thước. Ai vẽ được Quan Âm Bồ tát cao 9 thước trong tờ giấy này thì sẽ được trọng thưởng.

Ở Kinh đô có rất nhiều hoạ sĩ tài năng, nổi bật nhất là hoà thượng Trúc Thiền. Biết tiếng tăm của Trúc Thiền, Từ Hi Thái Hậu cho gọi ông vào trong cung.

Các hoạ sĩ khác đều lắc đầu từ chối, vì nghĩ rằng Thái Hậu đã đánh đố, gây khó dễ cho họ. Trúc Thiền suy nghĩ rất lâu, rồi bẩm lên:

- Hạ thần xin lĩnh chỉ. Quan lại trong triều nhìn ông nghi hoặc. Nếu ông không vẽ được, tất ông sẽ bị tội nặng. Trái với sự sợ sệt lo lắng của mọi người, ông điềm nhiên ngồi vẽ khá lâu.

Khi bức tranh được dâng lên, Từ Hi Thái Hậu vừa mỉm cười vừa khen:

- Đại sư không hổ là một danh hoạ của nhà Thanh ta!

Và ngay lập tức truyền chỉ thưởng hậu cho ông. Thái hậu còn hứa sẽ “theo Phật”, làm điều tốt lành cho muôn dân bá tính.

Vậy Trúc Thiền đã vẽ thế nào? Trong trường hợp này, bạn có thể vẽ được không?


Mún biết câu trả lời thì pm!!!!!!! rabbit rabbit rabbit
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/gacnai_07/
 
lịch sử: Từ Hi thái hậu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» don tet duong lich
» Lịch kiểm tra các môn học của lớp 11 toán chúng mền!!!
» Lịch sử: Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Góc học tập tổng hợp :: Các môn khác-
Chuyển đến