Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» forumforumforumforumforumforumforumforum
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeby phongtran_tk8 Tue Apr 17 2012, 06:38

» ewgds
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeby siriusblack Wed Mar 21 2012, 07:57

» Tổng hợp đề thi thử đại học 2011 môn Toán đây!
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeby 1234567 Sat Dec 31 2011, 02:33

» Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần!
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Fri Dec 23 2011, 02:30

» Kính mời bà con cô bác ghé đây xem bài thơ của tui
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Fri Dec 23 2011, 02:26

» !^^_ Lễ hội Halloween liên khối toán NBK_^^!
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Sat Dec 17 2011, 07:37

» невеста и стиль прически
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeby phongtran_tk8 Wed Nov 16 2011, 03:52

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar

 

 Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!!

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
siriusblack
Admin
siriusblack


Tổng số bài gửi : 167
Join date : 18/08/2010

Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!!   Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeSat Oct 09 2010, 06:40

THĂNG LONG-HÀ NỘI
Năm 1010, Hà Nội được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long với lòng mong muốn kinh thành ngày càng phồn thịnh như Rồng bay lên.

Gần mười thế kỷ qua, đã minh chứng quyết định ấy là sáng suốt. Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới.

1. TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:

Năm 1831 vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt lại tên cho Thăng Long là Hà Nội có nghĩa là: thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Nơi đây còn ghi biết bao dấu tích văn hiến của mảnh đất từng là kinh đô trong suốt ba thời kỳ phong kiến thịnh trị Lý, Trần, Lê và ngày nay là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcTx_gOGM6XBrbUhPoAXKPJB9nTLY6V0s8UJnUB1DND-SdsROZc&t=1&usg=__RSLW2oNkTGDmUIvm6mhWvKD6nUg=
Khởi nguồn hình thành của Thăng Long được quyết định bởi yếu tố môi trường tự nhiên, thể hiện trong Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn.

Với tầm nhìn chiến lược, vị vua trẻ khi lên ngôi, đã cảm thấy kinh đô Hoa Lư trong vùng núi non hiểm trở tuy dễ phòng thủ nhưng không thể là kinh đô của một nước cường thịnh cả về quân sự lẫn kinh tế. Người đã tìm được thành Đại La tức Hà Nội ngày nay, có thể hội tụ những yêu cầu ấy. Trong Chiếu dời đô, hình ảnh của một thành phố giàu đẹp hiện lên vô cùng sinh động: "Thành Đại La ở giữa bờ cõi đất nước, có thế rồng cuộn, hổ ngồi, bốn phía đông, tây, nam, bắc tiện hình thế núi, sông, sau, trước đất rộng, bằng phẳng, cao ráo, sáng sủa, dân cư không phải khổ vì ngập lụt, muôn vật phồn thịnh. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là nơi then chốt của bốn phương họp lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời...".
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcRpCpSTSESKbUBlxQbw8Wuvheb9SI0OO2XWeqWrF1nPaReWPRs&t=1&h=161&w=230&usg=__Yuj5u7p4KIX17aApOajCrs1m4To=
Khi thuyền nhà vua đến Đại La, Người nhìn thấy một con rồng bay lên trong đám mây, cho là điềm lành, bèn đặt tên là Thăng Long. Câu chuyện lịch sử pha lẫn huyền thoại này cho thấy thành Thăng Long được xây dựng ở một vị trí theo quan niệm phong thuỷ là lý tưởng cho phát triển đô thành vững mạnh, giàu có.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcRcmzOfaQMVwYq_jK08NG5H_btdvxtKKZIyEpqmkueXaRCjeK4&t=1&usg=__C14aSZ03Bnm997FjqAHAfx68G6I=
Sau gần 1000 năm, Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa khác nhau nhiều về địa lý, tự nhiên. Chỉ nói về phạm vi, thành Thăng Long xưa nằm giữa sông Nhĩ Hà và Tô Lịch; Hà Nội bây giờ bao gồm cả phần đất rộng lớn ở bên ngoài hai con sông. Trung tâm Thăng Long và trung tâm Hà Nội không trùng nhau. Nhưng những điểm ưu việt của điều kiện địa lý và tự nhiên của Thăng Long vẫn tạo ra những thế mạnh cho Hà Nội mà hiếm đâu sánh được.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcSUV5Nc39KpSOWMP4v0eR8qw5xmVWHcXdx6lL9caJ5ZIrgS7LY&t=1&usg=__eZAei51j0K4W4p44FsAo6i0Tccw=
Thứ nhất, thế đất bằng phẳng, cao ráo, nằm trên đồng bằng mầu mỡ, khí hậu lại ấm áp. Hà Nội là vùng sinh thái tuyệt vời cho con người định cư, phát triển.

Thứ hai, vị thế trung tâm của Hà Nội, lại nằm bên con sông lớn khiến cho giao thông với các địa phương khác dễ dàng, thuận tiện. Từ xưa, Hà Nội đã nổi tiếng là một trung tâm thương mại lớn: "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến".
Thêm nữa, với cảnh sắc tươi đẹp và con người thanh lịch, Hà Nội là đề tài cho thơ ca, nhạc, hoạ, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcQ03D6ixRh3jWfi-6KJKVzv-vvhoSZJZdHsryi33ITX6Wt8ZbE&t=1&usg=__OFTjKggDHerqKApOoHlwJ12IOfo=
Và còn rất nhiều thế mạnh nữa do tự nhiên đem lại mà Hà Nội đã và sẽ khai thác để xứng đáng là "Nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" như Lý Công Uẩn đã tiên đoán.

2. LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG

Việt Nam, có lẽ không nơi nào lịch sử lại kết tinh sáng chói như Hà Nội.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, Hà Nội từng là kinh đô của ba triều đại lớn: Lý, Trần, Lê. Có thể nói mỗi tấc đất Hà Nội đều ghi dấu ấn của lịch sử: "Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thắm máu hồng tươi". (Lời bài ca "Người Hà Nội" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi)
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcS1_l6_GFKJ1viXsmr_ZPTiMS5Mwt6B9nbHCYMjGR4TnmbmB4Y&t=1&usg=__W5me4Ep1PNZWHiNTjmJK0nP2bo4=
Tại đây có các di chỉ đồ đá, đồ đồng từ chục nghìn đến ba bốn nghìn năm tuổi. Có dấu vết người anh hùng thiếu niên làng Gióng đánh giặc ngoại xâm từ thời Vua Hùng thứ VI. Rồi thành ốc của An Dương Vương, Văn Miếu và Quốc Tử Giám, Ngọc Hồi - Khương Thượng và chiến thắng Đống Đa, thành Hoàng Diệu, đường phố Hà Nội... đều là những dấu ấn lịch sử quan trọng.

Quảng trường Nhà Hát Lớn là nơi xuất phát của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Lễ đài Ba Đình là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 (do Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ hai T10-1946 thông qua), quy định Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Trải qua nhiều sóng gió thăng trầm, đầy thử thách, lắm biến đổi quan trọng nhưng Hà Nội luôn luôn là nơi có tốc độ phát triển nhanh.

3. GƯƠNG MẶT HÀ NỘI NHỮNG NĂM TỚI
Tầm nhìn bao quát của quy hoạch chung là phải xây dựng Hà Nội
theo hướng mở, phát triển ra ngoại vi bằng một hệ thống các khu công nghiệp và đô thị mới, tạo ra không gian rộng để phát triển, cùng với việc giữ gìn, tôn tạo vẻ đẹp, cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc vốn có của thủ đô.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcS_1CT0tjS4O6w9MTr1rLQ-k9u-BM4TNEL8PkblcpY-c4-NMg8&t=1&usg=__YzlRCsDX0y9xXXFWbLfSndqIjSc=
Hà Nội đóng vai trò hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị của vùng tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và toàn Bắc Bộ. Định hướng xây dựng và phát triển Hà Nội phải đặt trong chiến lược phát triển đô thị của toàn vùng, nhằm tạo được ảnh hưởng tới các đô thị chung quanh.

Phát triển thành phố Hà Nội trung tâm hài hòa với việc phát triển hệ thống đô thị xung quanh để hình thành "Chùm đô thị thủ đô Hà Nội".

Hướng phát triển lâu dài chủ yếu là mở về phía tây, hình thành chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây. Phía bắc là cụm đô thị Sóc Sơn - Xuân Hòa - Đại Lải - Phúc Yên. Thành lập các đô thị vệ tinh khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông và cơ sở hạ tầng. Trước mắt, hướng mở rộng Hà Nội trung tâm về phía tây bắc, tây nam và phía bắc.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcQVXw_hx_4LqjqqgLrqXEXqwMwi_wn5sGgJyJsq-ON5JqxXc8U&t=1&usg=__o8kvRmUk8D1vhISsg7hoXgq2V7s=
Dành ưu tiên đầu tư cho phát triển khu vực bắc sông Hồng, hình thành một "Hà Nội mới" bao gồm phía bắc cầu Thăng Long - Vân Trì - Đông Anh - Cổ Loa - Gia Lâm - Sài Đồng - Yên Viên, đồng thời tiếp tục thực hiện các dự án phát triển tại khu vực nam cầu Thăng Long.

Vào năm 2020, dự kiến đất đô thị của thành phố trung tâm khoảng 25000 ha với chỉ tiêu bình quân 100 m2 cho một người dân, trong đó đảm bảo dành cho giao thông 25 m2, cây xanh, công viên, thể dục thể thao 18 m2 và xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng 5 m2 cho một người.

4.ĐẤT ĐAI ĐƯỢC PHÂN BỐ THÀNH CÁC KHU CHỨC NĂNG:

Khu hạn chế phát triển lấy giới hạn từ vành đai 2 (Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Nhật Tân) trở vào trung tâm. Tại đây hạn chế xây dựng, từng bước di chuyển một số xí nghiệp, bệnh viện... gây ô nhiễm, không thích hợp ra ngoài, đồng thời với việc dãn dân để hạn chế số dân khoảng 800 nghìn người, tăng chỉ tiêu sử dụng đất và cải tạo môi trường đô thị, bảo tồn khu phố cổ, khu phố cũ.- Khu phát triển nằm ngoài vành đai 2 bao gồm: Ba cụm ở bắc sông Hồng, cụm bắc cầu Thăng Long, cụm Đông Anh - Cổ Loa và cụm phía đông gồm các thị trấn Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang, Yên Viên.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcTbHfcyeCyLthZeUTka7Yhi7O0_Pa9bl-8DJOsRpYGGjOaCa-I&t=1&usg=__bEkxXcZk7Y4NrXJ__Q1BANlw0HE=
* Ba cụm ở nam sông Hồng: Cụm tây bắc gồm vùng đầu cầu phía nam cầu Thăng Long, dọc trục đường 32; cụm tây nam có khu dân cư dọc quốc lộ 6 - Yên Hòa và vành đai ba; cụm phía nam gồm khu sân bay Bạch Mai cũ, Định Công, Linh Đàm, dọc quốc lộ số 1, thị trấn Văn Điển, Cầu Bươu, Mai Động. Xây dựng trong khu phát triển phải theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo chất lượng cao và các tiêu chuẩn về môi trường. Các khu chung cư mới ở Định Công, Linh Đàm bình quân cao năm tầng, xây thí điểm một số nhà chín đến mười tầng, dành đất đủ chỉ tiêu cho cây xanh, công viên và đường nội bộ thông thoáng. Xen kẽ các làng hoa, nhà vườn, biệt thự nhỏ.
* Chuỗi đô thị đối trọng là Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây - Miếu Môn gắn liền với các khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, Suối Hai, Ba Vì, Ao Vua, Đá Chông dự kiến có số dân một triệu người; cụm đô thị Sóc Sơn - Xuân Hòa - Phúc Yên gắn với các khu du lịch Đồng Quang - Đền Sóc, Đại Lải, Tam Đảo với số dân từ 400 nghìn đến 500 nghìn người. Cả hai cụm có mối liên hệ chặt chẽ với Hà Nội và cũng là nơi góp phần giải quyết vấn đề giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần.
* Cải tạo và sắp xếp lại các khu công nghiệp Cầu Diễn, Cầu Biêu, Pháp Vân, Đức Giang. Xây dựng phát triển các khu công nghiệp mới Sài Đồng A, Sài Đồng B, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sóc Sơn, Đông Anh. Diện tích các khu công nghiệp đến năm 2020 khoảng 3000 ha.
* Về hệ thống các trung tâm công cộng, vẫn duy trì trung tâm hành chính - chính trị quốc gia ở quận Ba Đình, trung tâm hành chính - chính trị thành phố ở quanh hồ Hoàn Kiếm.
* Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp được bố trí trên các trục phố chính. Mỗi quận, phường cũng có trung tâm hành chính của mình. Xây dựng thêm khu ngoại giao đoàn mới ở Xuân Đỉnh.
* Hình thành các trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ văn hóa ở phía tây Hồ Tây - nam Thăng Long (Xuân La - Xuân Đỉnh - Nghĩa Đô), nam Vân Trì (Phương Trạch): Trung tâm thương mại - Dịch vụ Sài Đồng - Gia Lâm, Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao Cổ Loa, khu liên hợp Thể dục - Thể thao quốc gia, Công viên Văn hóa tại Mỹ Đình, Mễ Trì.
* Nâng cấp và xây dựng các trung tâm thể dục - thể thao khác như Hàng Đẫy, Nhổn, Quần Ngựa, Vân Trì, Triều Khúc...
* Các trường đại học tập trung ở các khu vực đường Giải Phóng, Nguyễn Trãi, đường số 32, Trâu Quỳ, Mễ Trì, trên đường Láng - Hoà Lạc.
* Các viện nghiên cứu khoa học chủ yếu ở các khu vực nội thành cũ và khu đô thị khoa học Nghĩa Đô.
* Các trung tâm y tế gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa bố trí tại các khu vực Bạch Mai, Trần Khánh Dư, Tràng Thi, Quán Sứ, Xuân La - Nhật Tân, Vân Trì.
* Bệnh viện chuyên khoa đặc biệt đặt tại các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn và một số nơi thích hợp.
* Cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa, cây xanh hiện có; phát triển các công viên cây xanh ở hồ Yên Sở, Linh Đàm, Triều Khúc, Mễ Trì, Vân Trì, Cổ Loa, Gia Lâm, Sài Đồng...
* Trồng dải cây xanh phòng hộ, cách ly, sinh thái cảnh quan ở ven sông Nhuệ, sông Tô, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Đuống...Hình thành vành đai xanh rộng từ 1 đến 4 km, tạo bộ khung bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái cho thủ đô. Thành lập các khu giải trí lớn ở chung quanh thành phố.

Từ cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, Hà Nội chú trọng tạo tiền đề để chuyển dịch từng bước sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Ngay trong giai đoạn 2001-2005 phấn đấu đạt dịch vụ từ 55% đến 56%, công nghiệp từ 41% đến 41,5%, nông nghiệp còn từ 3% đến 3,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm từ 8% đến 9%.
Xây dựng Hà Nội thành một trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn, xuất nhập khẩu, dịch vụ văn minh hiện đại, phát triển mạnh các loại hình du lịch và là một trung tâm tài chính hàng đầu ở phía bắc.

Đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ, hình thành các ngành công nghiệp then chốt, chất lượng cao, có giá trị kinh tế lớn, không gây ô nhiễm môi trường, giải quyết được nhiều việc làm, tạo nhiều sản phẩm mới phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát triển nông thôn ngoại thành; từng bước cao cấp hóa các sản phẩm nông nghiệp, ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, tạo giống, công nghệ bảo quản và chế biến, làng nghề truyền thống, đô thị hóa nông thôn.

Về quy mô dân số, Hà Nội phấn đấu giảm tỷ lệ tăng tự nhiên để đến năm 2020 số dân đô thị vùng trung tâm (nội thành) là 2,5 triệu người, và các đô thị chung quanh có khoảng 2 đến 2,5 triệu người.

Hà Nội phải dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và là trung tâm bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tương lai.

Tập trung xây dựng con người Hà Nội vững vàng về tư tưởng, có trí tuệ và năng lực làm chủ công nghệ tiên tiến, sản xuất kinh doanh, có lối sống văn minh, thanh lịch, hiện đại.

Từng bước xã hội hóa các hoạt động văn hóa - văn nghệ, Hà Nội phát động phong trào quần chúng tham gia sáng tạo văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh, bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc; xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc truyền thống.

Tổ chức tốt lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010 với nhiều chương trình phong phú mang nội dung sâu sắc, hình thức hoành tráng và độc đáo, đánh dấu những đỉnh cao của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Tự hào với truyền thống vẻ vang, thủ đô Hà Nội càng ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trước vận mệnh dân tộc, tương lai đất nước
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcSbkTBwhhEMUAwMjuK5aH7HNVHnun4ypzuB-UxmHOFECfIhmbE&t=1&h=193&w=144&usg=__TtmVuVClzKy7OMdK5khLgew9oWY=

THẾ NÀO LÀ "HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG"

Nội thành Hà Nội hiện nay có 7 quận gồm 102 phường, tức 102 đơn vị hành chính cấp cơ sở với trên 400 phố và ngõ.

Nhưng đó là phường và phố Hà Nội hiện nay. Còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, Hàng Ðường, Hàng Muối trắng tinh...
Câu ca dao đó nay ai cũng thuộc nhưng không chính xác!
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcQwbhbeIFudljiG0g0EhUjf4AwhcjIEk9QGHfQaRzzfykPoC-k&t=1&usg=__CLBM1UBoMFvzbAn8NRGkVgG9ZU8=
Thực ra, phố và phường là hai phạm trù khác nhau.
Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Ðức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi gọi Thăng Long là phủ Hoài Ðức và chia nhỏ ra làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại. Huyện Thọ Xương bị chia ra làm 8 tổng với 183 phường, thôn, trại; huyện Vĩnh Thuận bị chia ra làm 5 tổng với 56 phường, thôn, trại. Tổng cộng phủ Hoài Ðức, tức kinh thành Thăng Long cũ, gồm 13 tổng, 239 phường, thôn, trại.

Ðến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy là nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Ðó là một việc làm của chủ trương "hạ cấp" Thăng Long.

Như thế, không làm gì có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Ðức với 153 phường, thôn, trại. Do tình hình chia nhỏ Thăng Long nên một phường đời Lê đã phân ra làm nhiều phường, thôn, trại thời Nguyễn.

Bây giờ sang vấn đề "phố". Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên nghĩa là một khu vực hành chính thì phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng, tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có thể là một ngôi nhà bày bán hàng mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hoá để buôn bán. Cho nên ví dụ như cụm từ phố Hàng Trống nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng có bán mặt hàng là trống. Cũng vậy phố Hàng Chiếu vốn chỉ một nhà có bán mặt hàng chiếu... Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành một dãy (dài hoặc ngắn là tuỳ) nên cái dãy gồm nhiều phố ấy (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. Và dần dần cái từ phố với biến nghĩa là một dãy các cửa hàng cửa hiệu đã lấn át cái từ phố có nguyên nghĩa là một ngôi nhà bày bán hàng. Và thế là thay vì nói dãy phố Hàng Chiếu, người ta nói phố Hàng Chiếu, phố Hàng Bạc... để chỉ những con đường mà hai bên là những ngôi nhà bày bán chiếu, bán vàng bạc... Hiện nay trong ngôn ngữ miền Bắc, từ phố với nguyên nghĩa là ngôi nhà, cửa hàng đã phai mờ hoàn toàn, song miền Trung, miền Nam thì lớp trung niên trở lên vẫn sử dụng.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcRdemjf6rYCrVLhS3doj-uwafN6fC-lqlvOJwHR3Jlr_zToHOY&t=1&usg=__RVEvMD_KknHiXYEwIxmjpAy1c40=
Do sự hình thành như vậy mà trong một phường cổ có nhiều phố. Như cùng trong phường Ðông Các có phố Hàng Bạc, phố Hàng Mắm, phố Hàng Giày... Cho nên phường không bao giờ lại ngang hàng với phố mà là trùm lên các phố. Và cũng vì thế, 36 phường thời Lê không thể là 36 phố + phường được.

( Theo "Hỏi Đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" - Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc )




THÀNH CỔ HÀ NỘI


Trên đất Thăng Long đã từng toạ lạc một toà Hoàng thành hoa lệ, trải suốt các triều Lý - Trần - Lê và được xây dựng lại thành toà trấn thành thời Nguyễn. Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Ðại La và đổi tên là Thăng Long. Trải qua 8 thế kỷ, toà thành đã trở thành trung tâm chính trị và đô thị phồn thịnh nhất Ðại Việt. Cuối triều Lý, hoàng cung Thăng Long bị đốt cháy. Tới triều Trần, thành Thăng Long được xây dựng lại nhưng rồi lại bị lũ xâm lược Nguyên - Mông dày xéo, tàn phá. Sau khi đánh đuổi giặc Minh năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Thăng Long và đổi tên là Ðông Ðô rồi Ðông Kinh... Vậy là, qua bao cuộc chiến tranh và cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ kính mang tên Thăng Long - Hà Nội gần như mất hết dấu vết, chỉ còn tồn tại trong hoài niệm của bao thế hệ người Hà Nội.

Thành cổ Hà Nội do nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1803 theo kiến trúc châu Âu nhưng có tầm vóc nhỏ hơn thành của những vương triều trước. Mặc dù, tính tới nay thành cổ còn chưa đủ 200 năm tuổi nhưng đã có không ít nhà bảo tàng học, sử học thảo luận nhiều lần nhằm thống nhất về cách nhìn.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Images?q=tbn:ANd9GcR8gP0kAbeLrCwPtYlu9b2iRIhde8Pyt1t_ndViq7w4vf__PK4&t=1&usg=__qZRDsvGL_4oGE5g-p2KbQKGX75o=
Năm 1959, ông Trần Huy Bá đưa ra ý kiến hoạch định ranh giới Hoàng thành Thăng Long đời Lý - Trần là phía Bắc từ trường Ðua Ngựa tới đền Quan Thánh, phía Ðông từ đến Quan Thánh tới Văn Miếu, phía Nam từ Văn Miếu tới cuối đường xe điện Cầu Giấy, phía Tây từ cuối đường xe điện Cầu Giấy tới trường Ðua Ngựa. Ðã có khá nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này. Tới tháng 4/1996, ông Trần Quốc Vượng và ông Vũ Tuấn Sản đã lập luận, chứng minh Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ cho đến đời Nguyễn. Núi Nùng (tức núi Long Ðỗ) vẫn là trung tâm của Thăng Long qua bao thế kỷ...

Năm 1998, Bộ Quốc phòng đã bắt đầu trao lại 3 khu vực Cửa Bắc, Hậu Lâu và Ðoan Môn cho Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội quản lý và tôn tạo nhằm phục vụ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 990 và 1000 năm. Công tác khai quật khảo cổ học đã được khẩn trương tiến hành tại cả 3 nơi và đã cho nhiều kết quả bất ngờ, trả lời được nhiều vấn đề sau bao năm tranh luận nghiên cứu. Bắc Môn được xác định chính là Cửa Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn. Nơi đây được xem xét từng lớp dấu vết để phá dỡ những gì được vá víu từ thời Pháp thuộc, sửa sang tu bổ lại những gì vốn có của toà thành thời Nguyễn, xây lại vọng lâu trên cửa thành.

Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc Lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc chính là Hành cung của Thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau Hành cung nhưng lại là phía Bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía Bắc Hành cung nên mới có tên là Tĩnh Bắc Lâu. Nơi đây còn có tên là Hậu Lâu (lầu phía sau), hoặc là Lầu Công chúa, bởi tương truyền xưa kia đây là lầu xây để công chúa ở mỗi khi theo vua đi tuần du. Tại Tĩnh Bắc Lâu, các nhà khảo cổ học đã khai quật một diện tích gần 200m2. Vách hố khai quật cho phép nhìn rõ một dòng nước vốn chảy qua đây, dưới lòng lạch có những hòn tảng kê chân cột, bên bờ có xếp 3 bậc đá mang vết cánh hoa sen. Di vật tìm thấy trong hố khai quật rất nhiều. Có gạch ngói của nhiều đời từ trước thời Lý cho đến thời Lê: Cạnh có chữ, ngói bò hình lá đề, hình rồng phượng, đồ gốm đủ loại, đủ thời...

Kết quả khảo cổ tại Đoan Môn khá bất ngờ : ở độ sâu 1,9m phát hiện một con đường lát gạch theo hướng Bắc - Nam nằm chính giữa Ðoan Môn. Tại đây được trải 12 lớp sỏi, gạch, đất sét đầm nén kỹ dài tới 1m rồi mới lát 5 lớp gạch bìa lên trên. Hai bên đường cắm gạch theo kiểu dăm cối để tạo thành những ô hoa chanh đẹp mắt. Công việc tu bổ, tôn tạo lại Ðoan Môn đã vấp phải nhiều khó khăn. Các lớp gạch tại đây đa phần đã bị mục ruỗng, không còn khả năng liên kết, chịu lực; các đường nét trang trí hoạ tiết bị gẫy vỡ, có nguy cơ sập đổ cả tầng lầu phía trên... Chính vì thế, công việc tôn tạo di tích Ðoan Môn vẫn chưa xong để khánh thành vào dịp này.

Thế là sau gần 2 thế kỷ, nay một phần thành cổ Hà Nội lại được "hồi sinh", mở cửa đón nhân dân thủ đô và cả nước vào thăm, đưa họ tìm lại về cội nguồn mảnh đất rồng bay qua bóng dáng của kinh thành cổ. Thành cổ là một trong mười công trình đầu tiên gắn biển Công trình trọng điểm kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội

Ý NGHĨA TÊN GỌI HÀ NỘI

Sau khi diệt triều Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi phủ Phụng Thiên ( vốn là đất đai của kinh thành Thăng Long cũ ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là một đơn vị trực thuộc ngang với trấn tức trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ) vị vua này tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành ( gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ) ở miền Bắc, chia cả nước ra làm 29 tỉnh trong đó có 15 tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Tây Sơn, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam.

- phủ Hoài Đức gồm 3 huyện : Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm
- phủ Thường Tín gồm 3 huyện : Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên
- phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện : Sơn Minh ( nay là Ứng Hòa ), Hoài An ( nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức ), Chương Đức ( Nay là Chương Mỹ - Thanh Oai )
- phủ Lý Nhân gồm 5 huyện : Nam Xang ( nay là Lý Nhân ), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục

Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ ( 1831 ).

Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông, vì tỉnh mới Hà Nội được bao bọc bởi 2 con sông : sông Hồng và sông Đáy. Như vậy tỉnh Hà Nội lúc đó gồm thành phố Hà Nội, nửa chính đông tỉnh Hà Tây ( chính là tỉnh Hà Tây thời Pháp thuộc ) và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Hà Nội có đại bộ phận nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy.

Có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử ( Thiên Lương Huệ Vương ) : "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ tức ư Hà Nội" ( nghĩa là : Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội ). Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử ( thế kỷ III tr.CN ) phía bắc sông Hoàng gọi là đất Hà Nội, phía Nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc - Nam, trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng nên thời cổ có tên là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Hà Đông ( dựa vào tên Hà Nội đã có từ trước )

( Theo "Hỏi Đáp - 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" - Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc )


Hà Nội những ngày trước Đại lễ


Thứ Ba, 28.9.2010 | 09:48 (GMT + 7)

(LĐO) – Hà Nội được trang hoàng thật lộng lẫy trong những ngày này – những ngày giáp thời điểm trái tim của cả nước tròn 1.000 tuổi. Khách phương xa hay cả những người Hà Nội đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thủ đô trước giờ Đại lễ.

Hà Nội đông đúc hơn thường ngày nhưng dường như vẻ đẹp của Hà Nội trong những ngày này cũng lộng lẫy hơn. Đi trên bất kỳ con đường nào của Hà Nội cũng cảm nhận được không khí Đại lễ đang đến rất gần.

Bản hòa ca của ánh sáng

Đường phố Hà Nội lộng lẫy nhất và đẹp nhất là khi đèn lên. Khắp các con phố, nẻo đường đều được trang hoàng những hệ thống đèn lung linh, huyền ảo. Khu vực các phố quanh Quảng trường Ba Đình, khu vực Hồ Hoàn Kiếm và khu vực Mỹ Đình là ba nơi được tập trung trang trí nhiều nhất về ánh sáng.
Tháp Rùa sẽ lung linh hơn trong Đại lễ

Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! 1jpg-094948
Tháp Rùa sẽ lung linh hơn trong Đại lễ

Các khu phố như: Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền, Lê Thái Tổ, Hùng Vương…và đặc biệt là đường Điện Biên Phủ không khỏi khiến nhiều người ngỡ ngàng. Các chùm đèn treo rủ cùng những chiếc đèn hình hoa sen càng tô điểm cho vẻ rực rỡ của những tuyến phố này. Không những thế, trên tuyến Điện Biên Phủ ra hồ Hoàn Kiếm, hệ thống chiếu sáng còn có cả kịch bản chi tiết. Cụ thể, kịch bản “trang trí bằng đèn chiếu sáng” sẽ tái hiện lại chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc, từ chim lạc, trống đồng đến hình tượng cây tre của Thánh Gióng và cuối cùng là thời đại Hồ Chí Minh với thủ đô hòa bình, chim bồ câu tung cánh.

Ngoài ra, ở các cụm di tích xung quanh Hồ Hoàn Kiếm như: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Tháp Hòa Phong… các loại đèn màu sắc sắc sỡ cũng đã được thắp sáng. Bên cạnh đó, cầu Long Biên, cầu Chương Dương và cầu Thăng Long cũng sẽ được biến thành những con rồng ánh sáng bắc ngang Sông Hồng.

Đường Điện Biên Phủ lộng lẫy đèn trang trí
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! 2jpg-094913Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! 3jpg-095057
Đường Điện Biên Phủ lộng lẫy đèn trang trí

Vào những ngày này, luôn có khoảng 100 công nhân làm việc 3 ca liên tục trên khắp các tuyến phố của Hà Nội để lắp đặt đèn trang trí, chiếu sáng hướng tới 10 ngày đại lễ. Được biết, toàn bộ đèn trang trí được sử dụng dịp này đều là đèn có công nghệ LED giúp tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao mà còn tạo hiệu ứng màu sắc lễ hội sặc sỡ.

Việc lên ý tưởng, tìm hiểu, thiết kế đèn trang trí trên các đường phố của thủ đô đã bắt đầu từ 5 năm nay. Đó là quá trình vừa làm vừa thử nghiệm của những chuyên gia ánh sáng để tìm ra những cách trang trí, những hình tượng đẹp đặt trên các tuyến phố.

Các hoạt động đã sẵn sàng cho Đại lễ

Chỉ còn 3 ngày nữa, Đại lễ chào mừng Hà Nội 1.000 tuổi sẽ chính thức được khai mạc. Kịch bản khai mạc Đại lễ cũng đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt. Theo đó, sẽ có 5 sân khấu tại các khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và và 1 sân khấu tại Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám (đối diện Nhà Hát Lớn). Hiện tại, các sân khấu này đã được dựng và đang đi vào hoàn thiện. Hệ thống âm thanh đặt xung quanh Hồ Hoàn Kiếm cũng đang được hoàn thành, sẵn sàng phục vụ Đại lễ. Thời gian này, những bài hát về Hà Nội cũng vang lên ở khắp các nẻo đường càng khiến cho không khí Đại lễ thêm phần náo nức đồng thời gợi nhớ về một Hà Nội xưa với những thăng trầm và những dấu ấn khó phai.
Cầu Thê Húc khoác một tấm áo mới
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! 4jpg-095131
Cầu Thê Húc khoác một tấm áo mới

Chỉ còn 3 ngày nữa, hàng loạt sự kiện văn hóa sẽ được diễn ra. Về cơ bản, công việc chuẩn bị cho các hoạt động chính của 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đã sẵn sàng. Các kịch bản chi tiết của từng sự kiện đã được hoàn thành. Các phương án chi tiết đảm bảo an ninh, trật tự cho từng sự kiện cũng đã được diễn tập. Được biết, theo kế hoạch, sẽ có 54 hoạt động chính diễn ra trong 10 ngày Đại lễ. Ngoài ra, tại các sân khấu ngoài trời, nhà hát, nhà văn hóa và trung tâm các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội sẽ diễn ra gần 250 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước, 38 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật nước ngoài cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác.
Các khâu âm thanh và sân khấu đang được hoàn thiện xung quanh Hồ Gươm.
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! 5jpg-095155
Các khâu âm thanh và sân khấu đang được hoàn thiện xung quanh Hồ Gươm.

Sẽ có khoảng 1.000 nhà báo, trong đó có hơn 100 phóng viên nước ngoài, đến dự và đưa tin các sự kiện diễn ra trong 10 ngày Đại lễ tới đây. Vì thế, TP Hà Nội đã chuẩn bị hai trung tâm báo chí tại số 75 Đinh Tiên Hoàng và tại tầng 5 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình để tạo điều kiện cho các nhà báo tác nghiệp. Trung tâm báo chí tại 75 Đinh Tiên Hoàng sẽ khai trương từ ngày 30.9 và hoạt động từ 7 giờ đến 24 giờ liên tục trong 10 ngày Đại lễ.

Các hoạt động phục vụ Đại lễ đã sẵn sàng. Đại lễ là thời điểm lịch sử, đánh dấu một trang sử vẻ vang của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây sẽ là dịp hiếm có để lưu giữ lại những khoảnh khắc của Hà Nội tròn 1.000 tuổi.


Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/gacnai_07/
phongtran_tk8
Admin
phongtran_tk8


Được thanks Được thanks : Pisces
Tổng số bài gửi : 104
Join date : 02/08/2010
Tuổi : 30
Đến từ : nhà chứ từ đâu

Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!!   Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!! I_icon_minitimeSat Oct 09 2010, 19:06

hay
Về Đầu Trang Go down
https://toannbk.forumvi.com
 
Hà Nội, anh yêu em!!!!!!!!!!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Chào mừng đến với toán K8 :: TOAN KHOA 8-
Chuyển đến