Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» forumforumforumforumforumforumforumforum
Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeby phongtran_tk8 Tue Apr 17 2012, 06:38

» ewgds
Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeby siriusblack Wed Mar 21 2012, 07:57

» Tổng hợp đề thi thử đại học 2011 môn Toán đây!
Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeby 1234567 Sat Dec 31 2011, 02:33

» Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần!
Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Fri Dec 23 2011, 02:30

» Kính mời bà con cô bác ghé đây xem bài thơ của tui
Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Fri Dec 23 2011, 02:26

» !^^_ Lễ hội Halloween liên khối toán NBK_^^!
Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeby lephi_pro_axx Sat Dec 17 2011, 07:37

» невеста и стиль прически
Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeby phongtran_tk8 Wed Nov 16 2011, 03:52

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
siriusblack
Admin
siriusblack


Tổng số bài gửi : 167
Join date : 18/08/2010

Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam   Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeSat Sep 18 2010, 06:54



Giáo sư Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu năm 2007
Sinh 15 tháng 11, 1972 (37 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Pháp[1][3]
Ngành Toán học
Nơi công tác Université Paris-Sud 11
Viện nghiên cứu cao cấp Princeton
Đại học Chicago
Học trường École Normale Supérieure Paris
Université Paris-Sud 11
Nổi tiếng vì Chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands
Giải thưởng Giải Clay (2004)
Giải thưởng Oberwolfach (2007)
Giải thưởng Sophie Germain (2007)
Huy chương Fields (2010)

Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972) là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam hiện nay, và nổi tiếng nhất với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields.

Tiểu sử

Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972 tại Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989, và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.

Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm là giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm đó.[8]

Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ[9]. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.[10]

Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010.[11] Tại lễ khai mạc của Hội nghị này, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.[12] Năm 2010 cũng là năm ông nhập quốc tịch Pháp nhưng vẫn tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam[13][14]. Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán Trường Đại học Chicago[15]. Sau khi được danh dự nhận giải Fields, ông phát biểu: "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”. Ông cũng nói thêm rằng mình nghiên cứu toán học không phải vì đam mê giàu có hay nổi tiếng. GS. Ngô Bảo Châu là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thanh niên trẻ Việt Nam và là một gương sáng cần noi theo.[16]
Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng 1 số sinh viên
[sửa] Gia đình

Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống, ông là con trai của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam.[2]

Giáo sư Ngô Bảo Châu lập gia đình năm 22 tuổi với Nguyễn Bảo Thanh, là người bạn gái cùng học thời phổ thông[17]. Đến tháng 8 năm 2010, hai người có với nhau ba người con gái[18].



Công trình của Langlands nổi tiếng với tên gọi “Chương trình Langlands”. Suốt 30 năm qua, Chương trình Langlands thu hút sự quan tâm của những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, để hoàn tất công việc này, vẫn còn một chướng ngại cực kỳ to lớn, mà trước đây người ta chưa hình dung được hết khó khăn: đó là phải chứng minh “Bổ đề cơ bản”.

Thuật ngữ “bổ đề” (lemma) thường dùng để chỉ một cái gì đó dễ chứng minh, một kết quả kỹ thuật giản đơn cần thiết trên con đường chứng minh một định lý đích thực. Thế nhưng, trong trường hợp này, cụm từ “bổ đề cơ bản” (fundamental lemma) lại gắn liền với một giả thuyết quyết định, một bộ phận không thể tách rời của Chương trình Langlands, một "bổ đề" khó chứng minh đến mức mà 30 năm qua nhiều nhà toán học hàng đầu - kể cả cá nhân Langlands - đã ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại.



Nguồn khác:

Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (chính xác quá nhỉ!), và tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí đã công bố công trình đó.
Tuy nhiên, báo chí ít nhắc đến nội dung công việc anh ấy đã làm – công việc khiến anh ấy được chọn là người xứng đáng nhận giải thưởng Fields. “Nói chung anh ấy giỏi toán”, là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài liên quan. Khái niệm đó thường được thể hiện bằng ngôn ngữ rất hoành tráng, nhưng vẫn là khái niệm sơ sơ.
Các tác giả thường dừng lại ở câu “Ngô Bảo Châu đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản” (thỉnh thoảng cho chút tiếng Pháp vào cho oách: “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie”). Nhưng “Bổ đề cơ bản” là gì và vì sao chứng minh nó?
Tôi không giỏi toán nhưng tôi nghĩ các vấn đề khoa học có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ thú vị và dễ hiểu nếu tác giả bỏ chút thời gian nghiên cứu. Tôi đã nghiên cứu và thấy câu chuyện thật thú vị, không kể cho các bạn nghe thì...phí quá!
Câu chuyện bắt đầu như thế này. Cách đây rất lâu các nhà toán học đã công bố hai lý thuyết quan trọng: lý thuyết số học và lý thuyết nhóm (number theory, group theory). Bản chất của hai lý thuyết đó tôi sẽ để cho bác “Wiki” giải thích – điều nên nhớ là (a) hai lý thuyết ấy rất quan trọng trong thế giới toán học và (b) hai lý thuyết ấy từ xa nhìn riêng biệt với nhau, như hai cành của một thân cây.

Bổ đề cơ bản Langlands dưới con mắt của JOE
Cách đây khoảng 30 năm, một nhà toán học Canada tên Robert Langlands đã công bố rằng ông ấy nghĩ hai lý thuyết ấy có sự liên quan rất đa dạng. Quan điểm của Robert (và cách thể hiện quan điểm đó) đã làm cho nhiều nhà toán học thực sự choáng! Robert cũng tự làm choáng mình nữa – ông phát biểu rằng sẽ mất mấy thế hệ để chứng minh sự liên quan đa dạng mà ông ấy cho rằng có tồn tại.
“Nhưng bước đầu tiên sẽ tương đối dễ thực hiện”, ông Robert tự tin nói với đồng nghiệp.
“Bước đầu tiên” đó Robert đặt tên là "fundamental lemma”, và đó chính là “Bổ đề cơ bản” mà các bạn nghe kể nhiều thời gian gần đây.
Ông Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là một con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là một con tàu lớn. (Hai tàu không có người lái, trôi trên mặt biển.) Robert không nhìn kỹ được nhưng vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi sản xuất cùng loại thép. Có khi chân vịt cùng cỡ. Có khi bánh lái của “tàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của “tàu Tây” sẽ tự động hướng về phía tay trái.
Khỏi phải nói hai con tàu đó là lý thuyết số học và lý thuyết nhóm.
Với Robert, việc chứng minh “bổ đề cơ bản” có thể so sánh với việc ném hai sợi dây có móc sang hai tàu. Khi việc đó làm xong, các nhà toán học khỏe mạnh có thể đứng trên đảo cùng Robert, dùng dây kéo hai tàu gần nhau. (Khi đó mới nhìn kỹ được, tìm ra sự liên quan.) Việc kéo hai con tàu gần nhau và so sánh là việc Robert nghĩ sẽ mất mấy thế hệ. Nhưng việc ném hai sợi dây có móc đó ông Robert nghĩ sẽ nhanh thôi.
Nhưng ông Robert đã nhầm. Việc ném dây khó lắm. Robert cùng một số em sinh viên đã ném thử mấy lần nhưng lần nào cũng thất bại. Họ chỉ biết ném gần (không chính xác được) và dùng dây loại mỏng.
Đảo của Robert trở thành đảo nổi tiếng. Suốt 30 năm có rất nhiều nhà toán học sang “ném thử” Ai cũng lau mồ hôi và kêu lên “khó quá!” Nhiều nhà toán học trên đất liền chuẩn bị công cụ dùng để kiểm tra và so sánh hai con tàu lúc được kéo về đảo (kéo gần nhau!). Họ sản xuất máy để kiểm tra loại sơn, lập trình phần mềm để phân tích hai chân vịt. Thậm chí có người tập lái tàu và tập cách đứng trên boong tàu để không bị say sóng. Những công việc và sự tập luyện đó sẽ thành vô nghĩa nếu không có người ném dây chính xác.
Và rồi xuất hiện anh Ngô Bảo Châu. Nghe kể về đảo của Robert, anh bơi sang xin ném thử. “Được chứ!”, các nhà toán học giỏi nhất thế giới động viên. “Anh cứ thử thoải mái đi, thử mấy lần cũng được, thử xong ngồi cùng chúng tôi uống trà đá nhé!”
Anh Châu ném thử một lần, ném rất mạnh, dùng loại dây nặng nhất. Các nhà toán học kia đứng lên ngạc nhiên, nhiều cốc trà đá rơi xuống đất. Cách ném của anh Châu rất lạ; anh dùng kỹ thuật đặc biệt mà chưa ai thấy bao giờ. “Ném thật đi anh ơi!”, các nhà toán học động viên tiếp. “Biết đâu anh sẽ là nhà toán học đầu tiên bắt tàu hai tay!”
Ngô Bảo Châu ném thật. Và chính xác. Hai cái móc dính vào hai con tàu ngay, mọi người vỗ tay ầm ĩ. Rồi anh Châu bảo các nhà toán học đứng trên đảo Robert cầm dây giúp (và bắt đầu kéo hai tàu gần nhau), để anh ấy có thể đi sang Ấn Độ nhận giải thưởng Fields.
Câu chuyện kết thúc tại đây.
Chứng minh “Bổ đề cơ bản” là một trong những thành công lớn nhất của toán học hiện đại, được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vì Ngô Bảo Châu đã hoàn thành việc này, nên những năm tới đây các nhà khoa học thế giới có thể tự tin nghiên cứu sự liên quan giữa lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. Đó thực sự là một thành đạt tuyệt vời – cả Việt Nam nên tự hào về người ném dây có tên Ngô Bảo Châu.


OK-Đại ca Châu xì tin quá!!! lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/gacnai_07/
siriusblack
Admin
siriusblack


Tổng số bài gửi : 167
Join date : 18/08/2010

Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam   Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeSat Sep 18 2010, 06:56

Nghe giang hồ đồn trường ta sắp có một Ngô Bảo Châu (tin nóng) là dân toán K6 affraid affraid affraid
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/gacnai_07/
bosap

bosap


Được thanks Được thanks : Leo
Tổng số bài gửi : 51
Join date : 11/09/2010
Tuổi : 30
Đến từ : ToanK7.NET

Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam   Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitimeMon Sep 20 2010, 04:48

Đi đâu cũng nghe cái bài ca này, nghe mà cứ thấy buồn. Mọi người lạm dụng giáo sư là người Việt Nam quá, giáo sư giỏi thật và giáo sư là người Việt nhưng lạm dụng như kiểu báo chí, tin tức bấy nay thấy mất đi ý nghĩa rồi.
Nếu [you] thực sự đam mê và được thực hiện niềm đam mê trong điều kiện môi trường thích hợp [you] cũng sẽ làm được vậy Smile
Về Đầu Trang Go down
http://toank7.net/
Sponsored content





Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam   Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Ngô Bảo Châu-"cơn lốc màu da cam" của Fields-Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  BÀI VIẾT ĐOẠT GIẢI NHẤT VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU
» Cuộc thi viết về thầy cô do bộ GD&ĐT phát động
» Gợi ý cho bài viết số hai!!!!!!!!!!!!!!!!!
» Làm tất cả để bảo vệ biển đảo Việt Nam
» Bài văn đạt điểm 9 trong bài viết số 1 !!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Chào mừng đến với toán K8 :: TOAN KHOA 8-
Chuyển đến